Trong quá trình trao đổi chất của các tế bào, một số nguyên tử bị mất electron (điện tử) và trở nên mất cân bằng, trở thành gốc tự do (free radical). Các gốc tự do này sẽ “chiếm đoạt” electron từ các nguyên tử khác của các tế bào, gây ra chuỗi phản ứng khiến các tế bào lành bị hư hại hoặc thoái hóa.
Trong quá trình trao đổi chất của các tế bào, một số nguyên tử bị mất electron (điện tử) và trở nên mất cân bằng, trở thành gốc tự do (free radical). Các gốc tự do này sẽ “chiếm đoạt” electron từ các nguyên tử khác của các tế bào, gây ra chuỗi phản ứng khiến các tế bào lành bị hư hại hoặc thoái hóa. Các gốc tự do sẽ tấn công và ôxy hóa màng tế bào (gồm lipid và protein), làm tổn hại ti thể – trung tâm năng lượng của tế bào, nơi chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng cho tế bào. Quá trình ôxy hóa này còn phá hủy các enzyme và hormone chính trong cơ thể, cản trở khả năng hồi phục tự nhiên của tế bào. Các phân tử ADN có thể bị tấn công bởi khoảng 100.000 gốc tự do mỗi ngày. Các tế bào bị tổn thương dần dần sẽ lão hóa, gây ra các bệnh về tim mạch, tổn thương gan, thậm chí ung thư.
Khi cơ thể khoẻ mạnh, quá trình sản sinh gốc tự do bị giới hạn và chúng không quá thừa để gây hại. Các gốc tự do này cũng có “kẻ thù”, vốn chính là các chất chống ôxy hóa (anti-oxydant), có nhiệm vụ tái quân bình bằng cách vô hiệu hoá các gốc tự do có hại. Chỉ khi nào gốc tự do được sinh ra quá nhiều và hệ thống chất chống ôxy hoá nội sinh không đủ sức cân bằng thì cơ thể mới phát sinh các rối loạn bệnh lý. Khi đó, cơ thể con người cần được bổ sung các chất chống ôxy hóa như vitamin A, C và E, beta carotene, lutein, acid alpha lipoic, selen, carotenoid hay coenzyme Q10… Các chất này được mệnh danh là chống ôxy hóa vì chứa các phân tử có nhiều electron dự trữ, có khả năng cân bằng các gốc tự do, giúp tế bào lành mạnh bình ổn chức năng và cấu trúc, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
Thực phẩm hàm chứa các chất chống ôxy hóa dồi dào nhất là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, mà nổi tiếng nhất trong nhóm thực phẩm tự nhiên này phải kể đến loài berry như dâu tây (strawberry), dâu tằm (mulberry), việt quất (blueberry), mâm xôi (raspberry)… Điều lý thú nhất là trong loài berry ấy lại có một quả berry có hàm lượng chất chống ôxy hóa cao vượt trội nhưng tiếc thay nó vốn dĩ không được dùng như thực phẩm ăn trực tiếp nên hầu như bị bỏ quên từ trước đến nay. Quả ấy chính là coffee berry – quả cà phê. Chúng ta hãy xem bảng tương quan chỉ số khả năng chống ôxy hóa dưới đây để hình dung được khả năng vượt bậc đến mức “mầu nhiệm” của quả cà phê.
Add Comment